Thin Content là gì? Cách nhận biết và khắc phục chi tiết nhất - 3C Media skip to Main Content
Menu

Thin Content là gì? Cách nhận biết và khắc phục chi tiết nhất

Đối với dân làm SEO về nội dung bài viết chất lượng là yếu tố quan trọng để Google xếp hạng cho các website của mình. Vì vậy, nếu website đang mắc lỗi Thin Content nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc SEO. Vậy Thin Content là gì? Cách xác định và khắc phục Thin Content cho website như thế nào? Hãy cùng 3C Media tìm hiểu chi tiết về Thin Content trong nội dung bài viết sau đây!

Thin Content là gì?

Thin Content Là Gì? Cách Nhận Biết Và Khắc Phục Lỗi Thin Content Chi Tiết Nhất

Thin Content là thuật ngữ dùng để chỉ những bài viết có nội dung mỏng, chất lượng kém, không cung cấp các thông tin giá trị cho người đọc. Những nội dung này thường không được các thuật toán Google đánh giá cao, vì thế mà khó có thể đứng được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm google.

Tuy nhiên, không phải các bài viết có nội dung ngắn sẽ được coi là Thin Content. Điển hình như là các trang nghe nhạc trực tuyến hay trang tải ảnh. Mặc dù các trang này không có chứa nhiều nội dung nhưng vẫn mang lại sự trải nghiệm tốt cho người dùng. Vậy nên, khi xây dựng nội dung cho một trang website, bạn cần phải hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng, từ đó nó sẽ cung cấp những nội dung phù hợp nhất mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc.

4 loại Thin Content phổ biến nhất hiện nay

loại Thin Content phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn phân biệt được 4 loại Thin Content sẽ giúp bạn nhận định chính xác trang website của mình đang gặp vấn đề gì. Từ đó có phương pháp tối ưu hoá hiệu quả. Dưới đây là 4 loại Thin Content phổ biến nhất bạn cần nắm chắc:

Website copy nội dung tự động

Bạn hiểu đơn giản rằng nội dung tự động là những nội dung được copy từ những website khác bằng cách sử dụng các công cụ AI hỗ trợ mà không chỉnh sửa lại cho phù hợp, hấp dẫn hơn nữa.

Ví dụ điển hình của loại Thin content này đó là copy hoàn toàn nội dung từ một website khác hoặc nội dung được dịch từ các website nước ngoài nhưng không chỉnh sửa lại nội dung.

Những website mà chứa nội dung như này thường là không mang lại giá trị cho người đọc. Và tất nhiên là Google sẽ có những hình phạt cụ thể cho những website không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng của họ.

Website Affiliate spam link

Website Affiliate spam link là những trang website tập trung rất nhiều trong việc gắn các link sản phẩm, dịch vụ mà không cung cấp nhiều nội dung giá trị cho người đọc. Do đó, lâu dần tình trạng này sẽ làm cho thứ hạng website giảm dần.

Vì vậy nên nếu website của bạn đang sử dụng mô hình Affiliate Marketing thì bạn phải cực kỳ chú ý đến vấn đề này đấy nhé. Bao giờ bạn cũng phải đặt giá trị lợi ích của người dùng lên đầu tiên trước khi điều hướng họ tới nơi bán sản phẩm, dịch vụ và cần phải cân nhắc trong việc phân bổ link liên kết cho hợp lý.

Website chuyên cóp nhặt nội dung

Đôi khi là những website chuyên “xào nấu” nội dung của website khác, có thể sửa đổi nội dung một chút nhưng chỉ để tránh trùng lặp mà không mang dấu ấn riêng cho website của mình, và cũng không cung cấp thêm giá trị hữu ích nào cho người đọc.

Chính vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu về chủ đề cần viết bài và triển khai những nội dung của riêng mình. Bởi đây là điều sẽ giúp thu hút truy cập người dùng một cách tự nhiên hơn, đồng thời cũng nhận được đánh giá cao từ phía Google.

Trang ngõ

Trang ngõ chính là những trang được tạo ra với mục đích xếp thứ hạng các trang website có cùng một từ khóa chính. Việc có quá nhiều trang website viết cho một từ khóa cụ thể nó sẽ làm người dùng hoang mang khi bắt gặp nhiều trang khác nhau nhưng có cùng một nội dung.

Ảnh hưởng của Thin Content đến SEO là gì?

Theo kinh nghiệm của bạn thì Thin content có ảnh hưởng tới SEO hay không? Nói đến SEO thì nội dung chất lượng luôn là yếu tố quan trọng để Google dùng xếp hạng cho các website. Vì vậy, nếu như trong bài viết bạn sử dụng Thin Content sẽ làm website của bạn xấu đi trong trong mắt Google. Đièu này dẫn đến nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến SEO và thậm chí là mục tiêu kinh doanh dài hạn trên website của bạn. Cụ thể:

Website không nhận được backlink

Việc xây dựng Backlink cho website là một trong những cách hiệu quả để tăng độ uy tín cho website nhất. Vì thế mà backlink là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện thứ hạng.

Nếu bạn mong muốn các website khác đi liên kết trỏ backlink về website của mình thì bạn phải cho họ lý do thích hợp để họ liên kết với bạn. Và trọng nhất là khi bạn xem xét có nên trỏ liên kết về website đó hay không đó chính là nội dung trang nhận backink có chất lượng và hứng thú, hữu ích cho người đọc hay không.

Mặt khác nếu trang website của bạn chỉ cung cấp đến người đọc những nội dung kém chất lượng không thu hút, chắc chắn sẽ không nhận được backlink từ các website khác trỏ về. Và kéo theo đó website cũng khó có được vị trí cao trên các kết quả tìm kiếm google.

Tỷ lệ thoát cao

Một khi nội dung bài viết bạn cung cấp không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng (Search Intent) sẽ dẫn tới khả năng tỷ lệ thoát trang website là cực kỳ cao. Điều này sẽ báo hiệu cho Google biết rằng trang của bạn không thỏa mãn tính trải nghiệm của người dùng. Do vậy, những trang website mà không mang lại trải nghiệm tôt cho người dùng sẽ không được Google ưu tiên xếp ở vị trí có thứ hạng cao.

Cách xác định và khắc phục lỗi Thin Content

Cách xác định và khắc phục lỗi Thin Content

Khi làm SEO, để biết được website của bạn hiện đang có có gặp các vấn đề về lỗi Thin Content hay không, đầu tiên bạn cần xác định loại Thin Content trên website là loại nào. Từ đó sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp nhất.  3C Media đưa ra các bước giúp bạn xác định và sửa Thin Content hiệu quả nhất:

Bước 1: Thu thập thông tin toàn bộ website

Để làm được việc thu thập toàn bộ thông tin website, bạn cần sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Screaming Frog hoặc DeepCrawl. Tiếp theo, bạn đi thu thập các chỉ số SEO, bao gồm số lượt hiển thị trang, tỷ lệ chuyển đổi trang  tỷ lệ thoát trang thông qua Google Analytics và Google Search Console.

Tiếp đó  bạn hãy chuyển những dữ liệu vừa thu thập vào Google trang tính (Google Sheets), bạn nhớ thêm các cột cho “từ khóa chính”. Cột này sẽ là cơ sở để bạn đánh giá về chất lượng của nội dung đã cung cấp đầy đủ giá trị mang tính hữu ích nhất cho người đọc hay chưa.

Bước 2: Đánh giá các trang bài viết và từ khóa chính

Đánh giá các trang bài viết và từ khoá chính là bước quan trọng giúp xác định đâu là loại Thin Content bài viết đang gặp phải và cần khắc phục. Để đánh giá chính xác hơn, bạn có thể tự đặt một vài câu hỏi để phân tích dữ liệu chuẩn chỉnh hơn, ví dụ như:

  • Website có sở hữu nhiều bài viết với mục tiêu tới một từ khóa cụ thể hay không?
  • Website có sở hữu các bài đăng không liên quan đến từ khóa hoặc thương hiệu, lĩnh vực của bạn hay không?
  • Website có sở hữu bài viết nào có số lượng từ quá ít hay không?
  • Những bài đăng có lượt hiển thị thấp hoặc nhận ít lưu lượng truy cập (Traffic) nhất?
  • Trang danh mục nào đang có quá ít các bài viết nhất?

Bước 3: Khắc phục lỗi Thin Content

Sau khi đã xác định được những trang, bài viết trên website mắc phải lỗi Thin Content trên, bạn cần phải tiến hành khắc phục các lỗi này càng sớm càng tốt. Có 3 cách khắc phục lỗi Thin Content phổ biến mà 3C Media thường xuyên áp dụng cho website của mình đó là:

Xóa hoàn toàn nội dung

Với những bài viết đã quá cũ và không mang lại nhiều giá trị thông tin cho người đọc tại thời điểm hiện tại hoặc những bài viết không liên quan tới lĩnh vực website đang hướng tới với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, cách tốt nhất đó chính là xóa hoàn toàn nội dung đó khỏi trang website.

Đặc biệt bạn phải chú ý là, nếu nội dung cũ cần xóa đó từng giúp trang web có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm thì việc xóa bài viết đó đồng nghĩa các từ khóa chính trên bài được xếp hạng cũng sẽ biến mất theo. Vậy nên, trước khi bạn quyết định xóa hoàn toàn bất kỳ nội dung nào trên website, bạn cần cân nhắc thật kỹ và có một kế hoạch viết lại nội dung tương tự như vậy nếu từ khóa đó mang lại nhiều lợi ích cho website.

Hợp nhất trang với một trang khác

Hiện tại nếu website của bạn đang chứa các trang website nhắm đến từ khóa có mục đích tương đương nhau thì giải pháp tốt nhất là  bạn nên hợp nhất chúng. Trang có xếp hạng cao hơn sẽ được đặt làm trang website chính. Đồng thời bổ sung thêm nội dung từ những bài đăng khác vào trang chính để cho trang chính phong phú và đầy đủ thông tin hơn.

NoIndex trang

Với các trang đích hay trang tăng thêm giá trị nhưng không có nhiều nội dung trong đó (ví dụ trang giới thiệu, liên hệ) thì bạn nên xem xét không lập chỉ mục cho những trang này. Bằng cách này, Google cũng vẫn tìm thấy những trang này nhưng trang sẽ không hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Cập nhật lại bài viết với nội dung tốt hơn

Bên cạnh đó với những trang có bài viết chưa chuyên sâu, bạn có thể làm mới cho nội dung trở nên chất lượng hơn bằng cách phân tích từ khóa mục tiêu, lên outline theo đúng ý định tìm kiếm người dùng và viết lại cho thích hợp để thu hút người đọc hơn.

3C Media chúng tôi đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về Thin Content là gì và cách xác định, khác phục lỗi Thin Content một cách chi tiết nhất qua bài viết. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên sẽ hữu ích đối với bạn. Và đặc biệt bạn đừng quên thường xuyên truy cập 3C Media để xem thêm những bài viết bổ ích về SEO, Website và Marketing nhé.

Bạn luôn mong muốn website của mình thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn? Bạn muốn tăng số lượng doanh thu bằng việc bán hàng trên website cũng như đứng TOP 1 Google cho từ khóa dịch vụ của ngành hàng bạn kinh doanh, có đúng như vậy khônhg?

3C Media ở đây để giúp bạn thực hiện mong muốn đó. Chúng tôi sỡ hữu đội ngũ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO và thực hiện hơn rất nhiều các dự án lớn nhỏ khác nhau ở đa dạng các ngành.

Hãy là sự lựa chọn đúng đắn để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc bạn luôn thành công!

Back To Top