Google Analytics là gì? Tổng quan về Google Analytics | 3C Media
Nếu bạn là một SEOer, muốn tìm hiểu Google Analytics là gì? thì điều cần thiết đầu tiên đó là đón đọc bài viết sau đây của 3C Media. Google Analytics là nền tảng được cung cấp miễn phí và rất dễ dàng đăng ký nên hiện nay được phần lớn các công ty, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để đánh giá và quản trị website của họ. Tính đến tháng 7/2018, đã có hơn 890 triệu website đang cài đặt và sử dụng Google Analytics.
Google Analytics là gì?
Có nhiều người trong quá trình làm Marketing Online thường đặt ra các câu hỏi như “Google Analytics là gì?“, “Sử dụng Google Analytics có khó không?”,…
Google Analytics (GA) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí nó được xem là một công cụ toàn năng chỉ cho chúng ta chúng ta biết các chỉ số từ cơ bản đến chi tiết. Cách sử dụng GA tương đối dễ dàng, không có gì quá khó khăn hay phức tạp. Hệ thống này được Google phát triển và sắp xếp rất khoa học, logic và rõ ràng; đồng thời khả năng tùy chỉnh của nó cũng vô cùng tuyệt vời.
Google Analytics là gì?– Đây là một dịch vụ thuộc Google được cung cấp miễn phí; nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing.
GA cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website,…
GA có thể tích hợp với nhiều sản phẩm khác của Google như Google Adwords, Google Adsense, Google Webmaster Tools,…
Google Analytics hoàn toàn có thể giải đáp một số thắc mắc như:
- Có bao nhiêu người ghé thăm website của bạn?
- Người dùng đến từ đâu?
- Bạn có cần một website thân thiện với nền tảng di động không?
- Traffic trên trang web của bạn đến từ những nguồn nào?
- Chiến thuật tiếp thị nào thu hút được nhiều lượng truy cập nhất trong trang web của bạn?
- Website nào hấp dẫn khách hàng nhất, nhận được nhiều traffic nhất?
- Có bao nhiêu người dùng truy cập và đã chuyển thành khách hàng tiềm năng?
- Những khách hàng đó đến từ đâu và hứng thú với với trang web nào của bạn nhất?
- Làm thế nào để tối ưu hóa tốc độ tải trang của bạn?
- Nội dung blog nào được yêu thích nhất?
- Nội dung nào được người xem quan tâm nhiều nhất
- ….
Cài đặt Google Analytics bằng cách nào?
Để cài đặt GA, trước hết, bạn cần có một tài khoản Google Analytics .
Nếu bạn đã sở hữu một tài khoản Google và sử dụng cho các dịch vụ khác như Gmail, Google Drive, Lịch Google hoặc YouTube, thì điều cần thiết là bạn nên thiết lập Google Analytics bằng tài khoản Google đó. Bạn cũng có thể tạo hẳn một tài khoản mới riêng biệt để có thể dễ dàng quản lý hơn.
Bạn hãy chú ý, tài khoản này phải là tài khoản Google bạn sử dụng vĩnh viễn và chỉ có bạn mới có quyền truy cập. Bạn có thể cấp quyền truy cập GA của mình cho người khác bất cứ lúc nào, nhưng bạn không nên để người khác có toàn quyền kiểm soát nó.
Lưu ý: Không để BẤT KÌ AI (đơn vị thiết kế web, đơn vị phát triển web, máy chủ web, SEOer,…) tạo tài khoản Google Analytics trên website của bạn dưới tài khoản Google của chính họ. Bởi vì, khi đó, họ sẽ có thể có toàn quyền kiểm soát nó. Điều này có thể xảy ra rủi ro trong trường hợp bạn và người đó không còn hợp tác với nhau.
Cài đặt tài khoản và quyền sở hữu trên Google Analytics
Khi bạn đã có tài khoản Google, bạn có thể truy cập vào Google Analytics và nhấp vào biểu tượng Đăng nhập. Tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn 3 bước bạn phải thực hiện để thiết lập Google Analytics.
Sau khi nhấp vào biểu tượng Đăng ký, bạn hãy điền thông tin hoàn chỉnh cho website của mình.
Chú ý rằng, bạn có thể có tạo lập tối đa:
- 100 tài khoản GA trong một tài khoản Google.
- 50 thuộc tính trang web trong một tài khoản GA
- 25 chế độ xem dưới thuộc tính của một website
Sau khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấp vào biểu tượng Nhận Theo dõi ID. Bạn sẽ nhận được một pop-up về các điều khoản và điều kiện của GA yêu cầu sự đồng ý và chấp thuận của bạn. Sau đó, bạn sẽ nhận được mã Google Analytics gửi về.
Việc cài đặt này phải được thực hiện trên mọi trang trên trang thuộc website của bạn; đồng thời nó cũng phụ thuộc vào loại trang web bạn có.
Cấu trúc tài khoản Google Analytics
Account ( Tài khoản)
Có nhiều bạn không biết, thường lầm tưởng rằng, tài khoản này chính là tài khoản Google. Những account GA hoàn toàn khác. Nó là chủ thể cấp cao nhất bạn có thể tạo, cũng giống như một doanh nghiệp.
Property ( Thuộc tính)
Đây là một trang web cụ thể hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app). Bạn nên nhớ, mã theo dõi kích hoạt dữ liệu đến cấp thuộc tính được xác định bởi số ID duy nhất của nó.
Ví dụ: Mã theo dõi của 3CMedia là UA-12345678-3.
Phần giữa (12345678) là số tài khoản; chữ số ở cuối (3) là số thuộc tính.
Chú ý: Hiện tại bạn có thể chuyển thuộc tính giữa các tài khoản, do đó, không làm các giả định dựa trên số này.
View ( Chế độ xem)
View ( Chế độ xem) là điểm truy cập của bạn cho các báo cáo. View là một cách xác định xem dữ liệu từ một thuộc tính có thể được lọc hoặc được xử lý theo một cách nhất định. Chú ý: Mỗi thuộc tính có thể chứa 25 view.
Dữ liệu trong chế độ xem có thể bị thao túng, điều quan trọng là cần phải duy trì ít nhất một chế độ xem chưa được lọc để cung cấp một điểm so sánh nếu bạn muốn.
Thiết lập mục tiêu trên GA
Việc bạn thiết lập mục tiêu trong chế độ xem sẽ cho GA biết có điều gì đó quan trọng đã xảy ra trên trang web của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn có một website nơi bạn tạo khách hàng tiềm năng thông qua việc họ để lại thông tin, bạn muốn tạo trang cảm ơn (thank you page) mà người truy cập kết thúc khi họ gửi thông tin liên hệ của họ.
Hoặc, nếu bạn có một trang web nơi bạn bán sản phẩm, bạn sẽ muốn tạo ra) một trang mua hàng hoặc trang thông tin cho khách hàng để người xem dễ dàng lựa chọn
Bạn biết không, bạn có thể tạo ra 20 mục tiêu khác nhau cho website của bạn. Điều quan trọng là bạn cần chắc chắn rằng những mục tiêu bạn tạo ra đều đóng góp vai trò quan trọng cho doanh nghiệp bạn như: mua hàng, đơn đặt hàng, thông tin khách hàng, trang cảm ơn,…
Giao diện chính trên Google Analytics
Giao diện này cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi giữa account, property và view
2. Tài khoản, thiết lập và thông báo
Bạn nên biết tài khoản google của bạn sẽ được kết nối với Google Analytics hay Webmaster tools. Đây chính là nơi thông báo các tình trạng của thuộc tính.
3. Menu báo cáo trên GA
Tại menu báo cáo chính này, bạn sẽ nhìn thấy 5 mục chủ đạo là Real-time ( Thời gian thực), Audience ( Đối Tượng), Acquisition ( Mua lại), Behaviour( Hành vi) và Conversion ( Chuyển đổi)
4. Thời gian chọn dữ liệu
Mục này sẽ xuất hiện ở đầu mỗi báo cáo và cho phép bạn thay đổi phạm vi thời gian được phản ánh trong báo cáo. Bạn hãy sử dụng bộ chọn Ngày để so sánh hai phạm vi ngày.
5. Cấu hình Phân đoạn (Segment Configuration)
Phân đoạn là tập con của dữ liệu Analytics
6. Tab báo cáo
Tab báo cáo cho phép bạn chuyển đổi giữa nhiều phiên bản trên cùng một dữ liệu. Hầu hết các báo cáo trình bày dữ liệu của bạn dưới dạng biểu đồ thị giác (xếp loại) và dạng bảng. Điều này sẽ giúp bạn dễ theo dõi hơn.
Bên dưới các tab này là biểu tượng Nhóm số liệu (Tóm tắt, bộ mục tiêu 1, Thương mại điện tử, …), những điều này chỉ đơn giản là xác định số liệu được hiển thị trong bảng dữ liệu.
7. Biểu đồ
Phần này chủ yếu cho phép bạn chuyển hình dạng biểu đồ thể hiện.
8. Bảng dữ liệu
Dữ liệu của bạn về trang web sẽ được thể hiện ở bảng dữ liệu, cộng thêm với các điều khiển để tìm kiếm và xoay vòng. Bạn có thể thay đổi thứ tự sắp xếp, thay đổi hoặc thêm kích thước hoặc thực hiện tìm kiếm nâng cao.
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về GA mà các chuyên gia của 3C Media cung cấp cho bạn; đồng thời, chúng tôi cũng đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Google Analytics là gì?“. Hi vọng rằng, sau đây các bạn sẽ nắm được một lượng kiến thức cơ bản liên quan đến GA và làm Marketing Online nói chung đạt hiệu quả cao nhất.