Top 19 cách áp dụng tiêu chuẩn E-A-T trong SEO hiệu quả – 3C Media skip to Main Content
Menu

Top 19 cách áp dụng tiêu chuẩn E-A-T trong SEO hiệu quả

Sau sự kiện cập nhật của Google vào tháng 8/2018, hàng loạt website thuộc YMYL liên tục rớt top từ khóa và sụt giảm nghiêm trọng về mặt traffic. Ngay cả những trang web thuộc về chuyên ngành dược, luật, tài chính đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên lúc này, vấn đề về việc làm sao để áp dụng tiêu chuẩn E-A-T vào SEO để giúp trang web lấy lại thứ hạng trước đây trở nên vô cùng quan trọng và cấp bách.

Đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn E-A-T trong SEO cũng như top 19 cách áp dụng tiêu chuẩn E-A-T vào SEO để giúp trang web vượt trội hơn so với những đối thủ xung quanh.

Tiêu chuẩn E-A-T SEO là gì?

Tiêu chuẩn E-A-T là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nội dung do Google đưa ra, E-A-T là viết tắt cho 3 từ: Expertise (Tính chuyên gia), Authoritativeness (Tính thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ uy tín).

Expertise – Tính chuyên gia trong SEO

Xác định tính chuyên gia của người viết bài. Nói mốt cách dễ hiểu thì đây là tiêu chuẩn yêu cầu rằng người viết bài cần có chuyên môn, am hiểu, và kinh nghiệm trong lĩnh vực được đưa vào bài viết.

Lấy ví dụ rằng một bài viết về chủ đề y dược nhưng lại được viết bởi một sinh viên thuộc lĩnh vực tài chính là không có tính chuyên gia. Và đương nhiên rằng bài viết trong trường hợp này sẽ không được Google đánh giá cao.

Authoritativeness – Tính thẩm quyền trong SEO

Tính thẩm quyền mà tiêu chuẩn E-A-T đang nhắc đến đó chính là đo đạc xem website, nội dung, tác giả có được nhắc tới nhiều trên các trang web khác hay mạng xã hội uy tín khác không. Nói đơn giản thì yếu tố này chính là yếu tố đánh giá về số lượng backlink mà trang web của bạn có được. Nội dung trên trang web, tác giả của trang web hay chính trang web khi có được lượng lớn backlink từ những website lớn và uy tín thì khi đó tính thẩm quyền (authoritativeness) trong E-A-T sẽ được đánh giá tốt.

Bên cạnh việc có được backlink từ các trang web uy tín, nội dung trên website của bạn cũng phải đảm bảo tính liên quan đến nội dung của toàn bộ website, trở thành một nguồn thông tin uy tín và hữu ích để hỗ trợ người đọc.

Trustworthiness – Độ uy tín trong tiêu chuẩn E-A-T

Tiêu chí trustworthiness là tiêu chí đo độ tin cậy của người viết bài, nội dung chính của bài và của chính website.

Để được đánh giá tốt ở hạng mục này. website của bạn cần phải có những nội dung và yếu tố chứng minh độ đáng tin cậy của website. Cụ thể có thể kể đến như việc website phải có trang giới thiệu, trang chính sách, có độ an toàn bảo mật cao và nhiều yếu tố khác.

tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

Tiêu chuẩn E-A-T ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành nào?

Tiêu chuẩn E-A-T là tiêu chuẩn đánh giá của Google nên ảnh hưởng đến toàn bộ các website thuộc tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với một số ngành đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, sức khỏe và tài chính (gọi chung là ngành YMYL (Your money, Your Life) thì tiêu chuẩn E-A-T càng được Google đánh giá chặt chẽ. Dưới đây là những ngành được liệt vào nhóm YMYL:

  1. Y dược và các trang về sức khỏe: Những trang thuộc lĩnh vực này sẽ tư vấn hoặc đưa ra những thông tin trực tiếp về vấn đề sức khỏe của người dùng. (thuốc, bệnh lý, bệnh viện nào tốt, v.v)
  1. Các trang luật, tin tức chính phủ: Bao gồm các thông tin cũng như kiến thức về các vấn đề pháp lý (ly hôn, quyền nuôi con, tạo di chúc, v.v)
  1. Tài chính: Đưa ra các tư vấn tài chính, thông tin về đầu tư, thuế, vay mượn, ngân hàng, bảo hiểm hoặc những trang web cho phép mua hàng hoặc chuyển tiền trực tuyến
  1. Giáo dục: những trang web bán khóa học, đưa ra các thông tin tuyển sinh (đại học, cao đẳng, v.v)
  1. Trang mua sắm: các trang web cho phép mua hàng trực tuyến
  1. Tin tức: các tin tức về các chủ đề quan trọng như sự kiện quốc tế, kinh doanh, chính trị, khoa học, công nghệ, .v.v tuy nhiên những trang web như tin tức thể thao, giải trí lại không phải.
  1. Khác: còn rất nhiều ngành khác có thể kể đến như thiết kế nội thất, thông tin nhà ở, tìm việc làm cũng đều thuộc nhóm YMYL vì chúng đều có ảnh hưởng lớn đến túi tiền và sự hạnh phúc của người đọc/người tiêu dùng.
tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

Top 19 cách áp dụng E-A-T trong SEO

Dưới đây là top 19 cách áp dụng E-A-T trong SEO để giúp trang web của bạn tăng trưởng vượt bậc về mặt thứ hạng cũng như traffic:

1. Tạo profile tác giả cho bài viết

Cách áp dụng này là để đáp ứng cho tiêu chí Expertise – Tính chuyên gia trong tiêu chuẩn E-A-T

Việc tạo profile tác giả cho bài viết sẽ là một tín hiệu cho Google thấy nội dung của bạn được thực hiện hoặc có tham vấn chuyên môn của những chuyên gia trong ngành.

Hãy lập một profile hoàn chỉnh của tác giả bài viết bao gồm những nội dung sau đây: giới thiệu sơ bộ, chức vụ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được (nếu có).

2. Gắn profile tác giả dưới chân bài viết

Việc gắn profile tác giả dưới chân bài viết là để đáp ứng tiêu chí Expertise – Tính chuyên gia trong tiêu chuẩn E-A-T SEO

Việc tạo một profile cho tác giả hoàn chỉnh là chưa đủ, bạn cần phải gắn chúng vào trong bài viết để chứng minh cho người đọc và Google thấy nội dung này thực sự có sự tham vấn hoặc được tạo bởi chuyên gia trong ngành.

3. Tạo profile social cho tác giả

Việc tạo profile social cho tác giả nhằm đáp ứng tiêu chí Expertise – Tính chuyên gia và Authoritativeness – Tính thẩm quyền của tác giả

Nếu chỉ tính riêng profile của tác giả trên website thôi thì nó vẫn là một tín hiệu chưa đủ mạnh để có thể cho Google thấy được tính chuyên gia của tác giả. Cách giải quyết đó là hãy lập nhiều tài khoản profile social cho tác giả trên nhiều mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Linkedin,

Và sau khi lập các tài khoản trên thì doanh nghiệp cần chia sẻ bài viết ở những nền tảng mạng xã hội này.

4 Tạo profile công ty trên website

Việc tạo profile công ty trên website đáp ứng yếu tố Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu công ty, chứng minh được sự uy tín của doanh nghiệp đối với người đọc. Nội dung trong trang giới thiệu phải giúp người đọc hiểu rõ những vấn đề như sau:

  • Bạn là ai?
  • Bạn đang kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ gì?
  • Được thành lập từ bao giờ
  • Thành tựu đạt được
  • Mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (nếu có)

5. Thông tin liên hệ

Đây là việc dùng để đáp ứng tiêu chí Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Đa số khi khách hàng thực sự có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản phẩm (nhất là đối với những trang dịch vụ hoặc không buôn bán online) thì họ sẽ có hành vi tìm đến trang liên hệ.

Thế nên, trang liên hệ là trang bắt buộc phải có trên website, không chỉ để chứng minh sự uy tín của website mà còn hỗ trợ cho khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Một trang liên hệ cần giúp khách hàng tìm thấy được:

  • Số điện thoại
  • Email doanh nghiệp
  • Địa chỉ liên hệ (hãy list tất cả các chi nhánh)
  • Mạng xã hội đang hoạt động.

Ngoài ra, hãy cố gắng sắp xếp để thông tin liên hệ ở bất cứ nơi nào thuận tiện tìm kiếm với người dùng như ở đầu trang hoặc ở dưới chân trang.

6. Tạo profile công ty trên social

Tạo profile công ty trên social để đáp ứng tiêu chí Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website

Tương tự như với việc tạo profile social cho tác giả, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiện diện trên các mạng xã hội.

7. Profile social lâu đời

Đây là việc làm ảnh hưởng đến yếu tố Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả

Đây sẽ là 1 điểm cộng lớn cho các tài khoản social của công ty, và tác giả. Nếu tuổi đời của các profile này càng lâu và doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ bài viết cũng như có các hoạt động truyền thông trên các social này thì các tài khoản trên của doanh nghiệp sẽ đáng tin hơn rất nhiều lần.

8. Link các profile social đến website

Đây là việc làm ảnh hưởng đến yếu tố: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả

Các tài khoản social và profile cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi một mạng xã hội sẽ đóng vai trò giống như là một “backlink” để cải thiện tính thẩm quyền của website.

Mỗi một mạng xã hội sẽ có cách thức khác nhau cho công việc này nên doanh nghiệp cần lưu ý.

9. Trang thông tin dịch vụ khách hàng

Đây là yếu tố nhằm đáp ứng tiêu chí Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Một website bán sản phẩm hay dịch vụ chuyên nghiệp thì đều không thể thiếu trang này. Thông thường thì trang thông tin dịch vụ sẽ gồm có những nội dung sau:

  • Quy chế hoạt động
  • Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách giao nhận vận chuyển

Những trang trên góp phần đảm bảo sự uy tín cho website.

10. Thông tin người chịu trách nhiệm chính, đặt dưới chân website

Đây là cách áp dụng E-A-T SEO dựa trên yếu tố Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Một yếu tố nhỏ và dễ thực hiện, góp phần tăng tính chuyên nghiệp và uy tín cho website của bạn.

tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

tieu-chuan-e-a-t-trong-seo

11. Nội dung không copy, spin

Việc giữ nội dung không copy, không spin chính là để đáp ứng tiêu chí Authoritativeness – Tính thẩm quyền của nội dung chính

Trùng lặp nội dung là một điều cần tránh tuyệt đối trong khi làm SEO. Dù nhiều ngành có nội dung cần tính chính xác tuyệt đối như y dược, luật khó có thể sáng tạo nội dung khác. Nhưng bạn vẫn có thể làm content của mình khác biệt so với những content đã đăng tải trước đó bằng cách thêm: hình ảnh, video, ý kiến chuyên gia,… v.v hoặc nhờ chuyên gia viết theo kiến thức chuyên môn của mình và sau đó thì được edit lại bởi đội content.

12. Không điều hướng bán hàng quá nhiều

Đây là việc làm dựa trên yếu tố Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính

Trong hướng dẫn của Google đã có quy định rõ những trang có được đánh giá kém chất lượng sẽ bao gồm những trang có quá nhiều nội dung quảng cáo (banner, popup, CTA, internal link, v.v) ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Tuy rằng việc lồng ghép cùng lúc nhiều sản phẩm trong bài viết là cần thiết nhưng bạn cần làm với một mức độ chừng mực và có kiểm soát. Những quảng cáo, sản phẩm lồng ghép cần phù hợp với nội dung bài viết, tránh trường hợp lồng ghép bừa bãi để chuyển hướng.

13. Tiêu đề phóng đại gây sốc

Đây là lưu ý dựa trên yếu tố Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính

Tiêu đề bài viết nếu bị “giật tít” quá mức cần thiết sẽ gây ra cho người đọc những hiểu lầm không đáng có. Google coi đây là hành vi đánh lừa người dùng và từ đó làm giảm độ uy tín của trang.

Hơn nữa, khi người đọc nhận thấy được rằng nội dung bài viết không đúng như kỳ vọng của họ thì thời gian trên trang của họ sẽ thấp và về lâu dài điều này sẽ gây hại cho hoạt động SEO của trang web.

14. Time on site – thời gian trên trang cao

Đây là lưu ý dựa trên yếu tố Trustworthiness – Độ tin cậy của website và nội dung chính, Authoritativeness – Tính thẩm quyền của nội dung chính

Thời gian mà khách hàng, người đọc ở lại trên trang cao cũng là một yếu tố chứng tỏ nội dung của bạn thu hút người đọc. Đây sẽ là 1 hệ quả tất yếu nếu nội dung của bạn giải quyết được đúng nhu cầu của người đọc và mạng lại giá trị cho họ.

15. Sử dụng HTTPs – Chứng chỉ SSL

Đây là lưu ý để đáp ứng tiêu chí Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Một trọng những yếu tố vô cùng quan trọng để chứng minh độ uy tín của website chính là yếu tố bảo mật của website.

Trong đó, việc cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL là để đảm bảo an toàn cho website và đấy là một trong những công việc dễ thực hiện nhất.

16. Tạo đánh giá tích cực từ Google Map

Đây là việc làm dựa trên yếu tố Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website

Có rất tnhiều review tốt về doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau sẽ giúp trang web cải thiện tính thẩm quyền của cho nội dung và website của doanh nghiệp 1 cách đáng kể.

Tại Việt Nam, khi các chuyên trang review dịch vụ chưa phổ biến như thế giới thì Google Map là kênh hiệu quả để có thể lấy được những đánh giá tích cực cho doanh nghiệp.

17. Không chứa thông tin không chính xác, đồng thuận với ý kiến của chuyên gia

Tiêu chuẩn bài viết không chứa thông tin không chính xác, không đồng thuận với ý kiến của chuyên gia trong ngành là để đáp ứng: Tất cả các tiêu chí

Có thể nói rằng đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ 19 yếu tố đã kể bên trên. Nội dung được đăng tải trên website của bạn cần phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, có sự tham vấn chuyên môn của các chuyên gia trong ngành mà bài viết đề cập. Tính chính xác tuyệt đối về nội dung bài viết này lại càng đặc biệt quan trọng đối với những nhóm ngành YMY – nhóm ngành ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Để đảm bảo tính chính xác về nội dung thì phải đảm bảo được vấn đề đội ngũ content có kiến thức cũng như sự tìm hiểu đủ sâu về sản phẩm và doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì ngay từ những bước xây dựng outline, duyệt nội dung, doanh nghiệp và chuyên gia cũng cần phải tham gia vào để đảm bảo tính nội dung chính xác nhất có thể. Việc này vừa đảm bảo tính chính xác, lại vừa tiết kiệm thời gian khi không phải chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần.

18. Loại bỏ nội dung chất lượng thấp trên website

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website

Những nội dung quá ngắn, thời gian người dùng dừng ở bài viết thấp, nội dung thiếu tính xác thực chuyên môn, thậm chí những nội dung trình bày thiếu chuyên nghiệp cũng cần doanh nghiệp loại bỏ khỏi website hoặc cần phải có kế hoạch chính sửa lại nội dung để đảm bảo mang đến cho người đọc những giá trị nhất định mà họ mong muốn,

Không ai muốn nghe từ một chuyên gia có phần lớn nội dung là kém chất lượng cả. Việc loại bỏ này cũng giống như vậy và sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tính thẩm quyền trên toàn site.

19. Không trích dẫn nguồn hoặc tự tạo nguồn dẫn để trỏ về

Việc không trích dẫn nguồn hoặc tự tạo nguồn dẫn để trỏ về thuộc tiêu chí Trustworthiness – Độ tin cậy của nội dung chính

Bất cứ nội dung được tham khảo nào trong bài viết thì cũng cần có trích dẫn từ những nguồn có uy tín trong ngành. Không chỉ người đọc và Google cũng sẽ hiểu được nội dung của bài viết có tính chính xác cao, từ đó dùng để đánh giá mức độ tin cậy của trang web. Bạn có thể tham khảo những nguồn có uy tín như: trang web nổi tiếng, chính phủ, các tổ chức, chuyên gia đầu ngành.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây của chúng tôi thì bạn đọc đã có thể biết được tiêu chuẩn E-A-T trong SEO cũng như top 19 cách áp dụng tiêu chuẩn E-A-T trong SEO hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đón xem bài viết.

Back To Top