TỶ LỆ THOÁT TRANG (BOUNCE RATE)ẢNH HƯỞNG ĐẾN SEO THẾ NÀO?
Nói đến Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang) đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trang website của bạn khi tiến hành làm SEO.
Thông qua bài viết này của 3C Media chúng tôi hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về tỷ lệ thoát trang và có những cách tối ưu hóa chỉ số này tốt hơn khi SEO nhé.
Bounce rate(Tỷ lệ thoát trang) là gì?
Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) là chỉ số để đo phần trăm người dùng đã ghé vào trang website của bạn sau đó thoát ra ngay mà không có thêm bất kỳ một tương tác nào trên trang cả.
Một khi mà người dùng không có tương tác với trang đích và lượt truy cập kết thúc bằng một lần truy cập một trang này. Tức, chỉ có duy nhất 1 page view trên 1 session (phiên truy cập) thôi.
Nếu trường hợp những người truy cập trên trang không nhấp vào bất kỳ một mục hay một liên kết nội bộ nào trên trang cả. Điều này có nghĩa là máy chủ Google Analytics sẽ không nhận được bất kỳ kích hoạt từ khách hàng truy cập.
Tỷ lệ thoát này là chỉ số cho bạn thấy “chất lượng website” hoặc “chất lượng người dùng” của bạn (tức là người dùng có phù hợp với mục đích trang website của bạn không)
Cách tính tỷ lệ thoát trang (bounce rate)
Hướng dẫn công thức tính
Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem một trang/ tổng tất cả các phiên truy cập vào website
Phiên truy cập chỉ xem 1 trang được tính khi:
- Người dùng đóng ngay trình duyệt sau khi vào trang.
- Người dùng nhấp chuột sang một trang khác và trang đó không nằm trên website của bạn.
- Người dùng truy cập vào trang khác thông qua hình thức gõ vào URL trên thanh trình duyệt.
- Vẫn ở trên trang đó nhưng không có lượt truy cập tiếp theo sau lần truy cập đầu tiên đó
Kiểm tra tỷ lệ thoát bằng Google Analytics
Sau khi bạn cài xong công cụ kiểm tra, các bạn có thể xem tỷ lệ thoát trang bounce rate tại trang tổng quan:
Tỷ lệ thoát trên SEO LAT
Trên phần mềm Web App SEO của SEO LAT, ngay tại Dashboard có xuất hiện tỷ lệ thoát trang như hình dưới đây các bạn tham khảo nhé.
Tỷ lệ thoát cao cho bạn biết điều gì?
- Chất lượng trang kém, nội dung không hấp dẫn. Không có gì để người dùng tham khảo khi ở trang.
- Đối tượng người dùng của bạn không phù hợp với mục đích trang banj cung cấp và họ sẽ không có tương tác trong trang của bạn.
- Khách truy cập đã tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm ở ngay trang đầu tiên và họ không cần truy cập các trang khác.
Tỷ lệ thoát trang cao tốt hay xấu?
Điều này chưa chắc đã tốt hay xấu bởi: tỷ lệ thoát còn phải gắn với từng trang và mụ đích mà người dùng truy cập.
- Nếu mục đích website của bạn cần sự tương tác tích cực từ phía người dùng thì tỷ lệ thoát cao là một điều xấu.
Ví dụ nếu trang chủ (đích)của bạn là nơi để khách truy cập vào các mục còn lại (trang sản phẩm, bản tin,…) thì tỷ lệ người dùng chỉ xem ở trang chủ cao là một tín hiệu không tốt cho website bạn. Và khi đó bạn cần phải tối ưu hoá lại website của mình. - Mặt khác nếu khách hàng truy cập vào một trang trên website, hoặc trang của bạn là blog, diễn đàn…nơi cung cấp các loại nội dung khác nhau, và đã đầy đủ thông tin cho nhu cầu của người dùng thì tỷ lệ thoát cao là chuyện hoàn toàn bình thường nhé.
Tỷ lệ thoát cao có phải là yếu tố xếp hạng không?
Nói về yếu tố xếp hạng website thì có nhiều yếu tố quyết định. Có nhiều trang website khi tư vấn cho rằng tỷ lệ thoát cao sẽ ảnh hưởng đến vị trí của website trên bảng xếp hạng của kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm. Và việc “giảm tỷ lệ thoát” sẽ cải thiện vị trí thứ hạng của bạn trong Google SERP. Điều này không hoàn toàn đúng nhé.
Gary Illyes từ Google đã từng nói trên twitter rằng: ” bounce rate is not a good signal”. Tức là “Tỷ lệ bounce rate (thoát trang)không phải là một tín hiệu tốt“. Nhưng không khẳng định rằng đó là một tín hiệu xếp hạng của trang website.
Trên một diễn đàn thảo luận tại sphinn, một bình luận từ Matt Cutts của Google đã hoàn toàn phủ nhận tin đồn là Google có thể sử dụng tỷ lệ bounce rate làm yếu tố để xếp hạng các website.
==> Qua bằng chứng trên đây chúng ta có thể khẳng định:
Tính đến thời điểm hiện tại, thì tỷ lệ thoát rất quan trọng đối với website đấy nhé, nhưng nó không phải là một tín hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.
Tầm quan trọng của tỷ thoát trang đối với website
- Nếu chúng ta nhìn từ góc độ chuyển đổi thì tỷ lệ thoát thấp là chỉ số để đo thành công website kinh doanh của bạn.
Ví dụ trang chủ của bạn là nơi trưng bày sản phẩm. Nếu tỷ lệ thoát của bạn cao đồng nghĩa với việc người dùng không có thêm tương tác nào trên website. Và dĩ nhiên họ không hề quan tâm đến sản phẩm trên trang của bạn và khi đó bạn sẽ không có tương tác bán hàng. - Bounce rate có thể xem là thước đo để đánh giá chất lượng website. là tốt hay chưa tốt.
Nếu tỷ lệ này quá cao bạn nên tìm cách tối ưu hoá lại website để tạo ra những giá trị chất lượng nhất hướng đến người dùng tương tác tốt hơn. Như tăng tỉ lệ nhấp, chuyển đổi thành người mua hàng.
Nếu một website có chất lượng cao cả về nội dung lẫn hình thức và điều hướng người dùng thì cũng rất khó để tỷ lệ thoát cao. - Tuy không phải là một yếu tố xếp hạng của website nhưng tỷ lệ bounce rate vẫn được xem là một yếu tố để đánh giá độ chất lượng và độ uy tín của website đối với các công cụ tìm kiếm
Lý do khiến tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cao là gì?
- Nội dung website của bạn nghèo nàn, không có gì thú vị thu hút để người dùng tham khảo cả.
- Tốc độ tải trang chậm khi xem.
- Quảng cáo xuất hiện nhiều và liên tục gây tình trạng khó chịu cho người dùng.
- Nội dung không đúng hoặc không phù hợp với các mục quảng cáo.
Đặc biệt ở trên kết quả tìm kiếm, tránh tình trạng Title và Meta Description không ăn nhập với nội dung trang website. - Liên kết bên ngoài nhưng không bật trong windows mới.
- Người dùng vào website thấy không phù hợp với nội dung của trang.
- Trang website không có các yếu tố kêu gọi người dùng hành động (call to action) hoặc điều hướng người dùng.
- Và rất nhiều những lý do khác nữa làm người dùng chán, rời bỏ khỏi trang và làm tăng tỷ lệ bounce rate.
Làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ thoát (bounce rate)
Khi bạn làm SEO cách duy nhất để giảm tỷ lệ bounce rate là tăng tương tác người dùng trên trang của bạn.
Trước tiên chúng ta cần kiểm tra tỷ lệ thoát từ đâu và các góc độ khác nhau như thế nào:
Tỷ lệ thoát cao đồng đều trên trang: Bạn nên xem xét lại giao diện website của mình.
Kiểm tra ngôn ngữ, hình ảnh đồ họa, màu sắc, kêu gọi hành động, điều hướng và tình trạng hiển thị các thành phần quan trọng trên trang.
Tối ưu hóa giao diện website trên các phiên bản khác nhau và các thiết bị khác nhau(máy tính, smartphone, macbook…) để người dùng tương tác nhiều hơn.
Tỷ lệ thoát cao trên một số nguồn/ kênh/ trang.
- Nếu chỉ một kênh cụ thể nào đó có tỷ lệ thoát cao: hãy xem lại cách bạn tiếp thị trang website. (Ví dụ: Người dùng sẽ thoát ngay nếu nội dung website không liên quan đến quảng cáo được hiển thị trên trang).
- Nếu chỉ một vài trang gặp vấn đề thoát trang, bạn kiểm tra thử xem nội dung có đảm bảo chất lượng không, phù hợp và điều hướng tốt với người dùng chưa. Từ đó đưa ra các phương pháp tối ưu hóa phù hợp nhất.
- Nếu website của bạn là trang đơn, bạn hãy tìm hiểu về các sự kiện, nội dung mà bạn có thể tối ưu hoá để người dùng tương tác tốt hơn, nhằm làm các phiên trên trang đơn không phải là phiên bản thoát.
Một số hình thức tối ưu hóa website để giảm tỷ lệ thoát trang:
- Hãy tạo ra nội dung hấp dẫn, thu hút mang lại lợi ích và hướng tới người dùng.
- Tối ưu hóa website nhằm tăng tốc độ tải trang nhanh nhất.
- Thiết kế internal link thân thiện, tự nhiên, điều hướng người dùng tới trang cung cấp thêm thông tin.
- Hạn chế những yếu tố gây gián đoạn trang(quảng cáo, video auto play, cửa sổ chat, …). Nếu có cần tìm cách cân bằng để không gây tình trạng khó chịu đối với người dùng nhất nhé.
- Đưa ra các lời kêu gọi hành động ngay trên trang.
- Sắp xếp hợp lý các liên kết nội bộ và các liên kết ra bên ngoài và mở chúng trong cửa sổ mới.
- Thiết kế giao diện website thân thiện trên tất cả các thiết bị truy cập….
Trên đây 3C Media chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số kiến thức về tỉ lệ thoát trang. Hi vọng sẽ giúp đỡ bạn tốt nhất trong tiến trình làm SEO của mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới. Cảm ơn bạn đã tham khảo và chúc các bạn thành công!