Conversion rate là gì? Cách tăng hiệu quả cho website?
Nhắc đến Conversion Rate bạn hiểu đây là một trong những cụm từ thường gặp của những người làm marketing. Conversion Rate là một chỉ số quan trọng trong chiến lược paid search của bạn. Nếu bạn không thể chuyển đổi từ traffic sang leads, thì mục đích SEO của bạn là gì? Vậy trong bài viết hôm nay 3C Media chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về Conversion rate quan trọng như thế nào và cách để làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website của bạn hiệu quả hơn.
Conversion rate là gì
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là phần trăm của số lượng chuyển đổi chia cho tổng số lượng người dùng tiếp cận với chiến dịch SEO nào đó. Conversion rate chỉ ra được độ hiệu quả của website bạn biểu thị dưới dạng chỉ số %, thông số biểu thị tỷ lệ mà người dùng truy cập và thực hiện các hành động tương tác như điều form khảo sát,đăng ký thành viên, đặt hàng, thanh toán…trên tổng số người “ghé thăm” trang website của bạn.
Trong kinh doanh online, việc kiếm tiền trên mạng với cách thức phát triển website hiện nay không chỉ dừng lại với việc dịch vụ SEO từ khoá lên top nữa, mà lên top rồi thì bạn phải biến traffic thành khách hàng và xa hơn là khiến họ hào hứng việc quay lại với việc tối ưu hoá Conversion rate. Khi đó, bạn mới thành công trong việc kinh doanh online bằng website của mình.
Cách tính conversion rate:
CR (tỷ lệ chuyển đổi) = (Tổng số mục tiêu đặt được/ Tổng số truy cập vào website) x 100%
Ví dụ: Một website chuyên bán quần áo, target bán hàng sale trong đợt khuyến mãi tháng 10 vừa rồi thống kê có 560 lượt truy cập, trong đó có 270 lượt đăng ký mua hàng. Taó thể tính được conversion rate:
CR =270/560*100% = 47%
Đối với các trang website bán hàng thì conversion rate có vai trò cực kỳ quan trọng. Conversion rate có giá trị càng cao thì chứng tỏ website bạn càng hiệu quả trong hoạt động, chứng tỏ chiến dịch Marketing của công ty /doanh nghiệpvbạn đang đi đúng hướng. Vậy thường tỉ lệ chuyển đổi thành những phương thức nào?
- Tỷ lệ chuyển đổi thành hình thức mua hàng (hoàn thành đơn hàng): có bao nhiêu đơn hàng/ngày được bán ra trên 1000 lượt truy cập website.
- Chuyển đổi thành thành viên đăng ký: bao nhiêu thành viên đăng ký mới trên 1000 lượt truy cập website…
- Tỷ lệ chuyển đổi thành cuộc gọi: có bao nhiêu cuộc điện thoại đến số tổng đài của công ty/doanh nghiệp trên 1000 lượt truy cập website.
Vì sao cần phải tối ưu Conversion rate?
Vì sao cần tối ưu conversion rate? Conversion Rate là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO so với mục tiêu đề ra và phát hiện vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch. Nếu xem chiến dịch Marketing như một kỳ thi đại học thì Conversion Rate nó giống như điểm số bạn nhận được.
Một ví dụ: tối ưu Conversion rate là trường hợp của trang website Booking.com, đây một nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến. Booking.com đã áp dụng nhiều kỹ thuật tối ưu Conversion rate để thúc đẩy khách hàng đặt phòng nghĩ như:
- Yếu tố khan hiếm và cạnh tranh: Trên trang sẽ hiển thị số lượng phòng còn lại, số lượng người dùng đang xem cùng một phòng, số lượng người đã đặt phòng đó trong vòng 24 giờ qua, để tạo ra cảm giác gấp gáp và sợ bị bỏ lỡ cơ hội đặt hàng.
- Yếu tố về xã hội và độ uy tín: hiển thị số lượng đánh giá của người dùng và điểm số của khách hàng trước đây, các điểm nổi bật, các biểu tượng bảo mật và thanh toán an toàn, để tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng hơn khi đến với dịch vụ.
- Yếu tố thuyết phục và giá trị: hiển thị các chế độ ưu đãi đặc biệt, miễn phí khi hủy phòng, không tính chi phí đặt trước, để khuyến khích khách hàng đặt phòng ngay và tiết kiệm tiền hơn.
- Yếu tố thuận tiện và dễ sử dụng: thiết kế giao diện thân thiện đơn giản và rõ ràng, bộ lọc và sắp xếp nhiều tiêu chí hơn, tính năng lưu lại lựa chọn và so sánh các phòng của khách, để giúp khách hàng tìm kiếm và quyết định nhanh chóng nhất.
Bạn muốn tối ưu hoá conversion rate nhưng bạn không có thời gian và không đủ thời gian để chăm sóc website:
|
Website có tỷ lệ chuyển đổi thấp là do đâu?
Trong SEO, để khắc phục tình trạng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng quá thấp, bạn cần tìm ra những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ chuyển đổi đó. Vậy nguyên nhân gây ra sự suy giảm trong tỷ lệ chuyển đổi web là gì?
Web có vấn đề, tốc độ tải trang chậm
Trong quá trình hoạt động nếu website của bạn không hoạt động tốt, mất nhiều thời gian để hiển thị nội dung cho người dùng vào truy cập. Điều này làm giảm sự hài lòng và kiên nhẫn của khách hàng, khiến họ không muốn tiếp tục xem website của bạn nữa và có xu hướng chuyển sang website khác nhanh hơn và tốt hơn.
Lúc này bạn cần kiểm tra và khắc phục những vấn đề kỹ thuật của website để tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng nhé.
Website có giao diện chưa thân thiện với người dùng
Khi truy cập vào một trang website mà không có thiết kế đẹp mắt, ấn tượng, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của mình, thì người dùng sẽ cảm thấy web không có sức thu hút và thân thiện, khiến người dùng không có cảm giác muốn khám phá và tương tác trên website của bạn. Bạn cần thiết kế website của mình theo nguyên tắc UX/UI để tăng tính hấp dẫn và giao diện dễ sử dụng cho người dùng.
Thương hiệu chưa có được sự uy tín
Tên thương hiệu quyết định người dùng có thực hiện mua hàng của bạn hay không. Nếu thương hiệu của bạn thiếu uy tín và không có sự nhận diện cao, người dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn có thể xây dựng lại thương hiệu theo nguyên tắc branding để tăng tính nhận biết và độ uy tín cho người dùng.
Nội dung trình bày lan man, thiếu trung thực
Sẽ không một người dùng nào muốn ở lại một website không có nội dung chất lượng, rõ ràng, cụ thể, chẳng mang lại giá trị gì.Do đó sẽ khiến khách hàng khó mà hài lòng và tin tưởng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Lúc này bạn cần viết lại nội dung theo nguyên tắc SEO copywriting để tăng tính thuyết phục và trung thực cho người dùng hơn.
Conversion Rate có tầm quan trọng như thế nào?
Theo kinh nghiệm về mảng lĩnh vực công nghệ thông tin cho thấy, việc theo dõi thường xuyên conversion rate sẽ cho bạn biết được hiệu suất trang website của mình hoặc ứng dụng mua bán, nắm bắt được tỷ lệ người dùng, cho phép bạn đánh giá khách quan nhất về mức độ thành công của website, đồng thời còn có thể xác định được xu hướng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực và cần phải cải thiện mặt nào.
Cải thiện conversion rate đồng nghĩa với việc giúp công ty hay doanh nghiệp bạn kiếm được nhiều doanh thu hơn, nhiều hợp đồng về hơn trong cùng một lưu lượng người dùng truy cập.
Hướng dẫn cách tăng Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) cho website
Bạn đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và tài nguyên vào việc xây dựng một website đẹp mắt và chất lượng? Nhưng nếu tỷ lệ chuyển đổi của bạn vẫn rất thấp, dưới đây 3C Media hướng dẫn bạn một số cách giúp tăng conversation rate cho website của bạn:
Tốc độ tải trang
Nâng cao chất lượng tốc độ cho trang website: Đây là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu xây dựng một trang website thân thiện với người dùng. Nếu như bạn truy cập vào một trang website và chờ nó download rất lâu, rất mất thời gian thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn để đợi chờ trong khi bạn có vô vàn sự lựa chọn khác không? Liệu bạn còn muốn ghé đến xem trong lần sau không?
Đây là một trong những lí do khiến bạn có thể thất thoát lớn lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào trang website mình. Một khi lượng truy cập bị giảm đi đáng kể thì làm sao sự tương tác với website có thể cao được? Thế nên để có một giao diện website mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng thì phải quan tâm đến tốc độ tải trang là yếu tố hàng đầu.
Tối ưu hoá giao diện
Tối ưu hoá yếu tố giao diện và than thiện là cần thiết và vô cùng quan trọng đó chính là UX/UI.Theo tự nhiên, khi tiếp cận với bất kỳ hình ảnh hay giao diện nào, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người dùng đó chính là chú ý tới thẩm mỹ, điều luôn thu hút mọi người nhất. Vì thế, những trang web sở hữu giao diện thiết kế đẹp mắt thu hút, chuyên nghiệp và thể đẳng cấp doanh nghiệp thì bao giờ cũng sẽ tạo thu hút và có thiện cảm, cả sự tin tưởng cho khách hàng hơn.
Để xây dựng giao diện đẹp mắt, thu hút cần có sự đầu tư nhất định về mặt hình ảnh, màu sắc, content, cách bố trí nôi dung có bố cục khoa hoc, thông tin rõ ràng,… Tuy nhiên giao diện đẹp này phải đi đôi cùng với thân thiện và tiện dụng nữa, nghĩa là đem đến cho người dùng sự thoải mái, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình trải nghiệm.
Một số giải pháp cho website trở nên cải tiến hơn đó là tích hợp các hình thức thanh toán online, tích hợp giỏ hàng vào mục sản phẩm, tối ưu hoá trên các thiết bị, tốc độ download nhanh như đã đề cập ở trên,…
Nếu bạn đang cần cải thiện website của mình để tăng UX, trải nghiệm người dùng, tạo chuyển đổi cao hơn để tăng doanh thu. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website của 3C Media với đội ngũ chuyên nghiệp và sự tư vấn rõ ràng để bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Xây dựng nội dung thu hút, rõ ràng
Phải gọi là phần“then chốt” vì nội dung thu hút rõ ràng sẽ tạo nên tính hấp dẫn cho một website. Khi kinh doanh, bạn luôn nên đặt tâm thế mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được khách hàng mong muốn gì thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Nhiệm vụ chính của bạn là truyền tải thông tin đến khách hàng sao cho hình thức trình bày vả cả nội dung cung cấp đều phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nhất để khách hàng có thể tập trung nắm bắt nội dung khi truy vấn nhanh. Content bạn cần phải đủ hấp dẫn, tạo tính tò mò nhưng đừng quá dài dòng để người dùng hiểu được họ đang đọc gì, nên quan tâm đến thông tin đó không, tại sao họ nên tin tưởng bạn,…
Các mục chứa trong nội dung
Đặc biệt để việc triển khai nội dung hiệu quả hơn bạn nên chú ý những yếu tố sau:
- Headline (tiêu đề): Nằm đầu bài viết nên tiêu đề phải được mô tả ngắn gọn, tóm tắt. Bạn nên chú trọng vào nó vì nó tóm gọn những thông tin quan trọng nhất để khách hàng quyết định có nên theo dõi tiếp trang website của bạn hay không.
- Subtitle (các đề mục con, các thẻ heading…): đây là sườn bài viết, nó cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hơn khi truy câp, phân loại những thông tin bạn cung cấp.
- Bullet point: hiểu tổng quan là những mục nhỏ có chứa thông tin nào đó. Có một số khách hàng họ chỉ đơn giản truy cập trang website bạn để tìm kiếm một thông tin cụ thể mà họ đang cần thôi. Khi đó họ sẽ đặc biệt chú ý nhiều hơn ở bullet point này. Bởi vậy đó là lý do tại sao bạn cần trình bày nội dung rõ ràng và khoa học.
- Social proof: như tiêu đề thì những bài viết có bao gồm số liệu chính xác, bằng chứng cụ thể thì thường sẽ có conversion rate cao hơn những bài viết tương tự khác trên trang.
- Testimonial: Phần này là mục đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Mục này thể hiện mức độ hài lòng của người dùng khi trải nghiệm trên trang web của bạn. Bạn cũng nên chú ý kĩ đến mục này vì mức ảnh hưởng của nó như con dao hai lưỡi đấy nhé
Thiết lập A/B Testing
Chỗ này hiển thị giống như một bài kiểm tra,đầu tiên bạn cần thiết kế landing page hiệu quả và thử nghiệm với 2 landing page A hoặc B, thu thập ý kiến của khách hàng đánh giá được và tổng hợp lại để đưa ra được phương án, chiến lược phù hợp nhất cho website của bạn. Đây là một trong những phương án tốt hỗ trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh thực tế nhất. Bởi vì chính khách hàng là người quyết định trực tiếp đến mức tăng tỷ lệ chuyển đổi đối với trang website của doanh nghiệp bạn đang sở hữu đó.
Để làm được điều trên website bạn phải đáp ứng đủ đã có số lượng người tiếp cận nhiều và ổn định, đảm bảo thời gian đủ lâu để khách hàng có thể đánh giá một cách công tâm và khách quan nhất. Khi tạo A/B Testing, bạn nên chỉ nên tạo một mục mà bạn thấy rằng nó nổi bật nhất và muốn test hơn cả để thực hiện các bước khảo sát tiếp theo.
Tích hợp live chat
Live Chat gần giống như một phím tắt, nút liên hệ tiện lợi nhất. Chỗ phần nút liên hệ này sẽ giúp trang website bạn trông trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng nhấ và dễ tăng tỷ lệ chuyển đổi. Thực tế không phải ai vào trang cũng nhấn vào nút liên hệ này, nhưng bạn có thể thấy, nó ở đó làm nhiệm vụ giống như một chiếc cầu nối mở ra sự giao tiếp gần gũi hơn giữa người mua và người quản lý.
Khách hàng có thể tương tác trực tiếp ngay với doanh nghiệp bạn nhanh chóng khi họ có vấn đề gì đó cần tư vấn, giải đáp hoặc thậm chí hợp tác hay sang mua hàng. Từ đó bạn cũng dễ dàng khắc phục được những thiếu sót từ phản hồi của khách hàng hơn để cải thiện trang web và conversion rate của mình tốt hơn.
Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bằng hành động thực tiễn
Ví dụ: Trên thế giới về thu thập trong quá trình nghiên cứu CRO trong SEO là gì được biết đến với tên gọi ComScore, đây là một công ty phân tích từ các trang website nhằm cung cấp dữ liệu tiếp thị nhanh cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Công ty bắt đầu hoạt động bằng cách đặt mục tiêu chuyển đổi từ trang sản phẩm, dịch vụ của khách hàng (nhằm tạo ra khách hàng tiềm năng), xác định tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng sau đó thiết lập một phương thức so sánh với những ý tưởng khác nhau để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của trang website.
Giả thuyết đưa ra là tạo ra các mối nghi ngờ bao gồm các minh chứng thực tế đối với người dùng nhằm hướng tới tăng sự thuyết phục lượng khách truy cập và dẫn đến nhiều khía cạnh cần chuyển đổi nhanh hơn. Họ cũng đã so sánh một phiên bản khác bao gồm các minh chứng thực và hình ảnh được sử dụng từ các công ty chuyên cung cấp chứng thực đó.
Thông qua so sánh A/B/N này, họ nhận thấy rằng phiên bản web với các phương thức so sánh chứng thực và hình ảnh minh họa cho thấy kết quả tốt hơn so với trang gốc của họ đến 69%. Đây là một ví dụ rõ ràng về cách một công ty đã có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của họ thông qua việc so sánh và có tác động đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Thêm những bằng chứng trên trang web của bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Đa phần mọi người sẽ mua hàng theo tâm lý hơn lý trí nghĩa là họ thấy những người khác mua hàng, đánh giá tốt, thì họ cũng sẽ quyết định tìm hiểu và mua sản phẩm đó.
Ví dụ bạn đang chạy xe trên quốc lộ định tìm một quán cafe để ngồi nghỉ ngơi chợt thấy có một quán đông khách, bạn sẽ nghĩ quán này chắc bán giá rẻ, dịch vụ tốt, nên mình sẽ ghé vào quán đó để mua hàng. Bạn có thể áp dụng cách làm này vào website của mình, có thể sử dụng những plugin như Testimonial, Review để ghi lại những đánh giá tốt nhất của khách hàng mua trước. Khi đó khách hàng đó truy cập trang web của bạn sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.
Thủ tục mua hàng được đơn giản hoá
Nhiều người xây dựng bài viết rất hay chất lượng và thu hút, khách xem xong đã quyết định mua hàng ngay, nhưng form đặt hàng lại rườm rà vòng vo quá khiến cho conversion rate giảm.
Kinh nghiệm SEO cho thấy nên hạn chế việc bắt khách hàng phải tạo tài khoản để mua hàng, vì chẳng ai thích rườm rà, bạn chỉ nên yêu cầu trong form đặt hàng là họ và tên, số điện thoại, địa chỉ để giao hàng là được. Không cần phải xác minh email gì cả , bạn có thể tự xác minh bằng cách gọi điện thoại trực tiếp tới khách hàng của mình đẻ chốt đơn hàng. Hãy nhớ, luôn để cho khách cảm thấy đơn giản nhất khi mua hàng.
Chèn video giới thiệu sản phẩm
Nếu bạn làm được chèn video giới thiệu sản phẩm vào thì đây là cách làm rất thành công đối với thị trường. Hầu hết sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp đều có video demo sản phẩm. Nhưng chỉ áp dụng tốt với thị trường nước ngoài thôi. Khi xem xong những video này, khách hàng dễ dàng hình dung về sản phẩm, công dụng, giá trị mà nó mang lại cho mình. Khi đó, khả năng mua hàng sẽ có lượng cao hơn bình thường.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Conversion Rate là một chỉ số để đo lường hiệu quả của website trong việc thuyết phục khách truy cập trang thực hiện các hành động mong muốn. Không có website nào có thể có Conversion Rate bằng 100%, tức là tất cả khách hàng truy cập đều chuyển đổi.
Do đó, bạn cần phải kiểm tra xem Conversion Rate của website bạn có cao hay thấp so với mục tiêu của bạn đề ra. Nếu thấp, bạn cần xem lại xem mục tiêu của bạn có phù hợp với thực tế của khách hàng hay không.
Ví dụ: Nếu bạn muốn bán sản phẩm ô tô trên website thì bạn không thể kỳ vọng có một Conversion Rate cao vì ô tô là một sản phẩm đắt tiền và khó bán online. Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn thu thập thông tin của khách hàng để liên hệ sau đó, bạn sẽ có một Conversion Rate cao hơn nhiều.
Khách hàng thường cần thông tin như giá cả, chất lượng để quyết định mua hàng trên website của bạn. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng, bạn hãy sử dụng chatbot để trả lời những câu hỏi thường gặp của khách hàng như thông tin dịch vụ, giá cả và chính sách khuyến mãi nhé. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhân sự,phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn.
Bạn có thể mua có phí và sử dụng các nền tảng chatbot phổ biến hiện nay như Chatfuel hoặc Harafunnel, hoặc tích hợp Facebook Messenger chatbot vào website của mình. Để khách hàng cảm thấy tin tưởng bạn hãy giới thiệu rõ ràng bản thân bạn và vị trí của mình trong công ty hay doanh nghiệp.
So sánh khéo léo với đối thủ cạnh tranh
Để so sánh khéo léo với đối thủ cạnh tranh, bạn nên tìm hiểu kỹ về dịch vụ và sản phẩm của mình và của đối thủ. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích thị trường để tìm hiểu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời xác định những điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ, sản phẩm mà mình cung cấp.
Sau đó, bạn có thể tập trung hơn vào những điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ của mình và tìm cách nâng cao nhất về chất lượng, tính năng, hoặc dịch vụ để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo nhất, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng cạnh tranh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
Thông tin xác thực, đáng tin cậy
Thông tin xác thực và đánh giá đáng tin cậy cũng là một yếu tố quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web để tối ưu conversion rate trong SEO. Việc đưa ra những thông tin xác thực và đánh giá đáng tin cậy về sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp khách hàng nhanh có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ đó, từ đó giúp họ đưa ra được quyết định mua hàng cao hơn.
Ngoài ra, những thông tin xác thực và đánh giá tích cực từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cũng sẽ giúp tăng sự uy tín và độ tin cậy trên trang website của bạn.
Tạo ra Value proposition của mình cho khách hàng thấy
Value proposition là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh online, đó là giá trị mà bạn cung cấp cho khách hàng một cách khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác. Khách hàng sẽ chọn sản phẩm của bạn dựa trên giá trị này. Giá trị này có thể đến từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm. Vì vậy, việc tìm kiếm và tối ưu hóa giá trị khác biệt của bạn là rất quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.
Tăng thêm niềm tin của khách hàng
Tăng niềm tin của khách hàng là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn đó là chèn liên kết và trỏ đến các trang website uy tín. Điều này giúp khách hàng của bạn có thể xác minh chính xác về thông tin doanh nghiệp của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, việc thiết kế web chuyên nghiệp thu hút thân thiện cũng là một yếu tố quan trọng để khách hàng cảm thấy tin tưởng với doanh nghiệp của bạn.
Nếu trang website của bạn thiếu chuyên nghiệp, khó đọc và khó sử dụng, khách hàng sẽ có xu hướng không cảm thấy tin tưởng với doanh nghiệp của bạn và có xu hướng rời trang cao. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế chuẩn chuyên nghiệp và cập nhật nội dung thường xuyên để giữ cho khách hàng quan tâm và tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.
3C Media tự hào là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế website chuẩn SEO với số lượng khách hàng rất lớn nhất hiện nay.
Ứng dụng Call to Action (Lời kêu gọi hành động) hiệu quả
Nếu bạn để ý sẽ thấy thường trên shopee, phần mục flash sale sẽ có tích hợp đồng hồ đếm ngược thời gian mỗi khi có chương trình khuyến mãi hay tri ân khách hàng,… Đấy là một dạng Call to Action trên trang , một cách gợi ý mua hàng hiệu quả đối với các website bán hàng, họ đánh vào tâm lý khách hàng thường ham đồ sale, giá rẻ nên phải nhanh tay mua vì sự chậm trễ sẽ hết hàng hoặc hết giá rẽ. Một số cách để kêu gọi chuyển đổi nữa là tích hợp nút Đặt hàng ngay, mua ngay, dòng text, đính kèm hình ảnh,…
Call to action luôn là giải pháp hàng đầu để cải thiện conversion rate hiệu quả nhất. Các website hiện nay hầu như đều áp dụng phương pháp hiệu quả này để thu hút khách hàng, tăng doanh thu nhiều hơn, và nghiễm nhiên người ta cũng đã có sự tính toán logic, hợp lý trước đó.
Tạo ra thêm tính cấp thiết
Việc bạn tạo tính cấp thiết để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang Landing Page bán hàng là một trong những cách mạnh mẽ nhất hiện nay. Nó khiến khách hàng tự hỏi liệu có nên mua hàng hay không, vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Có hai loại tính cấp thiết bạn có thể tạo ra đó là:
- Sự khan hiếm về số lượng (Ví dụ: Còn lại 3 slot với mức giá ưu đãi này).
- Sự khan hiếm về thời gian (Ví dụ: Âp dụng cho 2 ngày cuối tuần để mua).
Nhưng bạn không nên dối trá khách hàng bằng cách tạo ra tính cấp thiết giả nhé. Bởi nếu để khách hàng biết, họ sẽ chẳng quan tâm đến những đợt khuyến mãi sau của cửa hàng và uy tín của thương hiệu bạn sẽ giảm mạnh khó đứng vững trên thị trường.
Loại bỏ yếu tố gây giảm sự chú ý
Để đảm bảo tối đa sự tập trung của khách hàng, doanh nghiệp cần phải loại bỏ những yếu tố gây phân tán hay giảm sự chú ý của khách hàng. Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xác định các yếu tố gây phân tán sự chú ý cụ thể hơn, đồng thời phải đưa ra những phương án để loại bỏ chúng ngay. Ví dụ, nếu các thông tin quảng cáo không phù hợp hoặc làm khách hàng cảm thấy phiền khi truy cập, doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn các thông tin này trên trang
Ngoài ra, việc loại bỏ yếu tố gây phân tán hay giảm sự chú ý còn giúp doanh nghiệp tránh nhận phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng. Điều này quan trọng vì phản hồi tiêu cực có thể gây thiệt hại đến uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động.
Giải đáp thắc mắc về Conversion Rate
Conversion rate bao nhiêu là tốt?
Conversion Rate được tính bằng cách lấy số lượng người chuyển đổi trên tổng số khách truy cập và nhân với 100.
Conversion Rate bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng, chiến lược, mục tiêu, và cạnh tranh của doanh nghiệp. Không có một con số chung cụ thể nào cho tất cả các website. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của WordStream, tỷ lệ chuyển đổi trung bình của các website là 2.35%, trong khi đó top 10% các website có tỷ lệ chuyển đổi trên 10%. Nếu bạn có tỷ lệ chuyển đổi >10%, bạn đã làm tốt hơn hầu hết các website khác.
Tỷ lệ chuyển đổi cao có thật sự tốt?
Không phải cứ có tỉ lệ chuyển đổi cao là tốt. Bạn cần phải xem xét tỷ lệ chuyển đổi trong mối tương quan với chỉ số ROI của mình (tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư). Nếu bạn để tỉ lệ chuyển đổi cao bằng cách Sale, tặng quà hoặc chi nhiều tiền cho quảng cáo, bạn có thể làm giảm ROI của mình đấy nhé.
Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng khách hàng chuyển đổi là những khách hàng tiềm năng, tức là họ sẽ trung thành và mua hàng nhiều lần hơn nữa, chứ không phải chỉ mua một lần rồi bỏ đi không quay lại. Bạn cũng cần phải so sánh tỷ lệ chuyển đổi của mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để biết mình đang ở vị trí nào và có thể cải thiện thêm được những gì hay không nhé.
Conversion Rate trong Marketing là gì?
Conversion Rate trong Marketing là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm của lượng người dùng hoặc khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn so với tổng số lượng người truy cập hoặc khách hàng của bạn. Hành động này có thể là mua sản phẩm, dịch vụ; đăng kí dịch vụ đăng ký nhận bản tin, hoặc bất kỳ hành động nào khác mà bạn mong muốn khách hàng thực hiện. Conversion Rate giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing hoặc trang website của bạn và cải thiện các yếu tố để tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.