Internal link là gì?  Phương pháp sử dụng Internal link tối ưu nhất – 3C Media skip to Main Content
Menu

Internal link là gì?  Phương pháp sử dụng Internal link tối ưu nhất

Internal link là gì

Internal link hay còn gọi là những liên kết nội bộ trong cùng một website. Đơn giản hơn internal link là những liên kết từ những nội dung, page hay là các trang khác nhau trong cùng một trang web (domain).

Internal link được sử dụng để điều hướng trang web. Cung cấp các nội dung hữu ích nhất đến cho người dùng và bổ trợ cho việc seo website.

Liên kết nội bộ là một phần quan trọng trong việc tối ưu seo on-page của bất kỳ một website hiện nay. Nó là phương pháp xây dựng những liên kết nội bộ một trang web với nhiều mục đích khác nhau. Và dân kỹ thuật thường gọi nó internal link cho “Tây”. Cũng như mang tới khách hàng một hình ảnh chuyên nghiệp khi cung cấp và triển khai những dịch vụ về SEO.

Cùng tìm hiểu những giá trị của Internal link là gì? Và cùng chỉ ra những phương pháp sử dụng chúng thật tối ưu nhé!

internal link là gì

Giá trị của internal link ra sao?

Khi viết nội dung này tôi không muốn đưa quý vị vào những vấn đề kỹ thuật quá hóc búa. Mà chỉ xin phép chỉ ra những giá trị quan trọng khi sử dụng internal link đúng cách khi thực hiện tối ưu SEO cho một webstie mới.

Như đã nói ở trên, đây đơn giản là liên kết nội bộ trong chính tên miền mà website của bạn đang xây dựng. Thông thường các SEOer chọn sử dụng những liên kết nội bộ với nhiều mục đích khác nhau.

Có người sử dụng internal link để đẩy mạnh traffic về một trang đích bán hàng trên website. Hay có thể là về một Landing page sản phẩm. Hay cũng có người sử dụng chúng để điều hướng người đọc về: những nội dung con từ một bài viết lớn và ngược lại… Lấy ví dụ như bài viết “Internal link là gì?  Phương pháp sử dụng Internal link tối ưu nhất” chúng ta đang đọc cũng có thể là một nội dung con cho một bài viết tổng quát về SEO.

Tóm lại giá trị của Internal link là:

  • Tăng traffic cho những nội dung quan trọng có liên quan trong cùng một website.
  • Giúp người đọc có thời gian ở trên web lâu hơn giảm tỷ lệ Bounce Rate.
  • Điều hướng khách hàng tới những trang có giá trị cao nhằm mục đích bán hàng
  • Tăng một phần uy tín cho trang đích. Giúp trang đích có sự thân thiện với google và có thứ hạng tốt hơn
  • Internal link giúp tối ưu onpage cho 1 website

Cẩn thật khi sử dụng Internal link

Với liên kết nội bộ dù dùng trong nội dung hay xây dựng cấu trúc website. Internal link là những con đường khác trong nội dung website. Chính vì vậy, việc điều hướng một cách chính xác sẽ làm hài lòng người dùng và cả các công cụ tìm kiếm.

Nhưng nếu sai hay quá làm dụng internal link thì con đường đó sẽ vô tác dụng. Và đôi khi còn làm người đọc thấy khó chịu. Đừng vì Traffic mà hướng khách hàng tới những thông tin không liên quan tới nội dung khách hàng đang đọc. Hãy điều hướng những nội dung, thông tin cần thiết và bổ ích nhất cho khách hàng.

Trên một trang web được google đánh giá uy tín hay không là khi. Nó nhìn thấy nội dung được sắp xếp với nhau có liên kết với nhau dựa trên từ khoá. Việc hướng người đọc tới một trang đích có nội dung liên quan hữu ích chính là  đánh giá cấu trúc trên website có rõ ràng hay không? Tăng uy tín giảm spam tốt hơn khi Google index nội dung trên website của bạn.

Đa dạng Anchor text khi đổ liên kết nội bộ

Như đã nói ở trên việc đổ Internal link là một con dao hai lưỡi khi sử dụng chúng. Theo kinh nghiệm làm SEO của nhiều người thì. Việc đa dạng hoá từ khoá có liên quan tới trang đích phải có nội dung liên quan tới chính từ khoá đặt link. Hay bản thân từ khoá đó cũng chính là từ khoá chính bạn sử dụng SEO trong trang đích.

Tuy nhiên. Google đánh giá cao sự tự nhiên trong bất kỳ nội dung nào mà bạn sản xuất ra. Vì thế đôi khi không nhất thiết Anchor Text cứ phải là từ khoá SEO. Kỹ năng nâng cao này cần một khoảng thời gian làm việc với Google dài hơn. Và bạn sẽ nâng cao được khả năng nhận định và đánh giá những gì mình cần khi tiến vào bước liên kết mạng nội bộ trong bài viết.

Sử dụng thẻ tag cho Internal link

Đây là điều nhiều nhà phát triển hay các đơn vị thiết kế web cũng như nhà phát triển nội dung bỏ qua. Khi bắt tay khi xây dựng những liên kết nội bộ cho web bán hàng, hay những trang tin tức, blog. Lợi thế khi dẫn link bằng thẻ tag là đưa người đọc tới một danh mục gồm nhiều bài viết khác nhau.

Việc sắp xếp thẻ tag có liên quan giúp người đọc có được nhiều thông tin để lựa chọn hơn. Tốt hơn một danh sách dài nhóm các nội dung có liên quan tới một vấn đề chung mà người đọc đang quan tâm. Bằng phương pháp sắp xếp nội dung và đổ Internal link như thế này. Bạn có thể giữ chân họ khá lâu trên website của mình và tất nhiên uy tín web sẽ lên khi giữ được tỉ lệ Bounce Rate hợp lý.

Sử dụng Ur cao để đặt Internal link tới những trang quan trọng

Ur (URL Rating) là chỉ số đánh giá sức mạnh và độ tin tưởng của một URL (page) trong website của bạn. Đó sẽ là một nội dung lớn đã trở thành bạn thân với Google, có một nguồn traffic đủ lớn. Với những nội dung có cùng giá trị cùng một thứ hạng tốt trên Google. Chúng ta sẽ có khả năng tiếp cận người đọc tốt hơn và khi này chỉ cần đặt Internal link và điều hướng người đọc một cách hợp lý là ok!

Để tìm kiếm và đánh giá một Ur có giá trị trên website bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ như Ahrefs. Hay những công cụ chẩn đoán Ur, Pa của Moz. Tuy những công cụ này không mang tới độ chính xác cao 100%. Nhưng đây được cho là những công cụ mô phỏng google thật nhất.

Sử dụng Internal link là một định nghĩa rất rộng và sáng tạo tùy từng người làm. Từ cấu trúc thiết kế website, tới việc tối ưu hoá bài viết trên trang đích của bạn… Hy vọng rằng với những lưu ý trên. bạn sẽ có những cách bố trị internal link chất lượng của riêng mình.

Back To Top